Đại diện Việt Nam quật ngã đối thủ Philippines ở Cúp bóng rổ VPrime 3x3
Từ ngày 19 - 22.3, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có chuyến thăm chính thức Sri Lanka và có các cuộc hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của nước này nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.Tại cuộc hội đàm với Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Rizvie Salih, hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2025 - kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, logistics. Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết, Sri Lanka mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mô hình OCOP (mỗi làng một sản phẩm), ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản. Sri Lanka cũng hoan nghênh Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, xe đạp điện, xe máy điện, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Sri Lanka. Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và xem xét khả năng ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.Trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Jagath Wickramaratne, hai bên đánh giá cao sự tin cậy chính trị giữa hai nước và tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác lập pháp, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế, phát triển kinh tế số và bảo vệ môi trường. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Sri Lanka tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại Sri Lanka. Hai bên cam kết tiếp tục đẩy mạnh kết nghĩa giữa các địa phương, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, Phật giáo và khuyến khích sinh viên Sri Lanka sang học tập tại Việt Nam.Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Harini Amarasuriya, hai bên thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với mục tiêu sớm đạt kim ngạch 1 tỉ USD. Hai bên nhất trí xem xét sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy khả năng mở đường bay thẳng giữa hai nước để tạo thuận lợi cho giao thương và du lịch. Thủ tướng Sri Lanka khẳng định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực Sri Lanka có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, hạ tầng, dịch vụ, bán lẻ. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác trong giáo dục - đào tạo, trao đổi văn hóa, tôn giáo và giao lưu nhân dân. Sri Lanka mong muốn Việt Nam hỗ trợ trong quá trình trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết.Top 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao
Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải clip một xe cứu thương hụ còi liên tục nhưng đứng chôn chân gần giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Xe hơi, xe máy nêm chật cứng. Một người dùng mạng xã hội tương tác: Những tiếng kêu vô vọng của xe cứu thương.Thực tế trên đường Lý Thường Kiệt, nơi mà xe cứu thương xuất hiện nhiều hướng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115… cũng cho thấy có tình trạng tương tự. Mặc dù xe cứu thương hụ còi inh ỏi, lấn vào làn xe máy, nhưng xe máy vẫn không nhường đường vì quá kẹt xe.Lý do được người đi đường đưa ra là tuân thủ Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Theo nghị định này thì người đi xe máy leo lề bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, một tài xế lái xe cứu thương tại TP.HCM cho biết, khi kẹt xe thì xe máy không nhường đường vì họ không thể quẹo phải và leo lề vì sợ bị phạt. Có những cuốc xe cứu thương vào giờ cao điểm đi từ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) đến Bệnh viện Chợ Rẫy chậm hơn 10 phút so với trước đây. Theo người này, xe cứu thương hú còi nhưng kẹt xe thì cũng khó mà nhường đường. "Còn nếu xe leo lề nhường đường cho xe cứu thương và bị phạt thì làm sao chứng minh được họ nhường đường cho xe cấp cứu", tài xế xe cứu thương nói và đề nghị nên gắn đèn cho xe máy quẹo phải, nhất là ngã tư giao nhau với đường một chiều…Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, dịp tết thì xe sẽ đông, nhất là có thêm quy định xử phạt mới. Mặc dù đường sá đông đúc, giao thông có ảnh hưởng, di chuyển có chậm một chút nhưng cấp cứu vẫn đảm bảo ổn. Các ca cấp cứu vẫn tiếp cận được và đưa đến bệnh viện. "Xe vẫn hụ còi, người dân giãn ra thì đi được khi nào thì đi. Đặc biệt là các ngã tư có CSGT thì được hỗ trợ, còn nơi không có CSGT thì hơi rối vì người dân sợ bị xử phạt", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 thông tin. Nhưng làm sao để không bị xử phạt khi nhường đường cho xe cứu thương mà vi phạm luật Giao thông đường bộ? "Phía Trung tâm cấp cứu 115 có trang bị camera hành trình, khi người dân cần thì sẽ trích xuất và cung cấp. Điều này cũng sẽ giải quyết được phần nào pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn trạm cấp cứu vệ tinh chưa gắn camera hành trình", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ.Lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, trước đó, lúc 17 giờ 59 ngày 11.1, Tổng đài 115 TP.HCM tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu bệnh nhân nữ, 78 tuổi (ở Q.7). Gia đình cho biết, khi đang ăn cơm thì bệnh nhân đột nhiên té ngã, bất tỉnh, lay gọi không trả lời.Điều phối viên cấp cứu 115 nhanh chóng trấn an người thân, sử dụng nghiệp vụ xác định được nạn nhân ngưng tim - ngưng thở và lập tức hướng dẫn người nhà ép tim sơ cứu ngay cho nạn nhân, đồng thời điều động xe cấp cứu trạm vệ tinh Bệnh viện Q.7 hỗ trợ.Để đảm bảo việc sơ cứu được thực hiện đúng khi hướng dẫn cho người gọi, điều phối viên kết nối cuộc gọi video quan sát trực tuyến để điều chỉnh các thao tác, tư thế cho người sơ cứu. Đồng thời theo dõi tình hình nạn nhân qua video để đưa ra các chỉ dẫn bổ sung liên tục đến khi đội ngũ cấp cứu đến. Chỉ sau 5 phút ép tim bà cụ có dấu hiệu thở trở lại, có đáp ứng đau mà có thể thấy rõ qua cuộc gọi video. Điều phối viên tiếp tục hướng dẫn cho người thân đưa bệnh nhân về tư thế an toàn và theo dõi đến khi có đội cấp cứu đến. Sau đó, đội cấp cứu có mặt tại hiện trường tiếp cận, xử trí và chuyển nạn nhân an toàn đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiếp tục thăm khám và điều trị. Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể lường trước được những vấn đề sức khỏe bất ngờ có thể xảy ra. Những tình huống khẩn cấp như tai nạn giao thông, đột quỵ, đau tim, hay tai nạn lao động đều có thể đe dọa tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này, việc gọi cấp cứu 115 trở thành một trong những giải pháp cứu sinh hàng đầu.
Nhà thơ nặng nợ với đời
PGS-TS Nguyễn Trọng Phước, Trưởng khoa Xây dựng Trường ĐH Mở TP.HCM, khẳng định tầm quan trọng của kiến thức toán và tư duy logic khi theo học khối ngành kỹ thuật - công nghệ. Bên cạnh đó, ngoại ngữ là ưu tiên tiếp theo bên cạnh kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ làm việc tốt."Khi có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc, người học khối ngành này hoàn toàn có thể lãnh mức lương lên tới 50 triệu đồng/tháng", PGS-TS Phước khẳng định.
Ngày 25.1, thiếu tướng Trần Minh Tiến, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành quyết định mới nhất về việc 3 công dân ở Bình Thuận tố cáo 9 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.Dự án Biển Quê Hương: Không cấu thành tội phạm Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm liên quan đến nội dung đơn của ông Nguyễn Mạnh H., ông Nguyễn Văn T. và ông Nguyễn Văn Q. (công dân trú tại TP.Phan Thiết và H.Đức Linh, Bình Thuận) tố giác ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và một số cá nhân thuộc các sở ngành liên quan, đã có hành vi "vi phạm các quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ" khi phê duyệt phương án tài chính, quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án du lịch Biển Quê Hương (xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận các tố giác trên của công dân là không có căn cứ; hành vi của ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai trong việc giao đất, cho thuê đất tại dự án trên "không cấu thành tội phạm".Căn cứ vào Điều 157,158 của bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nguồn tin tố giác tội phạm của 3 công dân nêu trên liên quan việc giao đất xây dựng dự án Biển Quê Hương.Trước đó, theo đơn tố giác của công dân Bình Thuận, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành xác minh, điều tra 9 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Cho đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và kết thúc điều tra 2 vụ án tại dự án : Khu dân cư thương mại Tân Việt Phát 2 và Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (đều ở TP.Phan Thiết). Tại 2 vụ án trên, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố, bắt giam nhiều bị can; trong đó có 2 cựu chủ tịch, 2 cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và các cán bộ cấp dưới. Cả 2 vụ án trên đã được đưa ra xét xử và đã có bản án.Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng thu thập hồ sơ, tài liệu làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan để tiến hành xác minh đối với 4 dự án khác; trong đó có 3 dự án do Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư (dự án rừng dầu Hồng Liêm thuộc xã Hồng Liêm, H.Hàm Thuận Bắc; dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm, du lịch xanh dã ngoại còn gọi là dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh, P.Mũi Né). Đến nay Cơ quan CSĐT kết luận chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
An toàn khi chạy bộ: Hãy lắng nghe cơ thể
2. Nghỉ 2 ngày theo quy định